VIÊM BÀNG QUANG Ở NAM GIỚI: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CÁCH ĐIỀU TRỊ
Viêm bàng quang ở nam giới là gì? Cùng tìm hiểu cùng Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Nam Sài Gòn nhé!
Tác giả: BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ NAM SÀI GÒN
Nữ giới có nguy cơ mắc viêm bàng quang cao hơn nam giới, do đặc điểm sinh học nữ giới có niệu đạo ngắn hơn nam giới nên vi khuẩn ở xung quanh tầng sinh môn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang gây viêm nhiễm.
Tư vấn chuyên môn bài viết
Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tiết niệu.
Viêm bàng quang ở nữ là một bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu phổ biến. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ mắc bệnh viêm bàng quang ít nhất 1 lần trong đời. Tuy đây là một bệnh dễ điều trị, nhưng viêm bàng quang có thể tái phát thường xuyên, gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và chất lượng sống của nhiều chị em phụ nữ.
Viêm bàng quang là kết quả của nhiễm trùng bên trong bàng quang do vi khuẩn, hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng bàng quang không chỉ gây đau, khó chịu mà còn có thể trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu lây lan đến thận. [1]
Theo BS.CKII Lê Văn Hiếu Nhân – Phó Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, nữ giới có nguy cơ mắc viêm bàng quang cao hơn nam giới, do đặc điểm sinh học nữ giới có niệu đạo ngắn hơn nam giới nên vi khuẩn ở xung quanh tầng sinh môn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang gây viêm nhiễm.
Viêm bàng quang thường tạo ra cơn đau thắt khó chịu ở bụng dưới, kèm theo tình trạng khó tiểu, tiểu rắt và tiểu buốt. Các triệu chứng viêm bàng quang ở nữ bao gồm: [2]
Bàng quang nữ khi bị viêm
Viêm bàng quang ở nữ giới không được cho là bệnh nguy hiểm và cách điều trị khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu không theo dõi các dấu hiệu để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời, viêm bàng quang có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây viêm bàng quang ở phụ nữ thường gặp nhất là do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào đường tiểu. Vi khuẩn từ niệu đạo đi vào bàng quang, sau đó phát triển và tấn công vào lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc của bàng quang gây ra tình trạng viêm bàng quang.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến viêm bàng quang có thể kể đến như:
– Thói quen uống ít nước ảnh hưởng đến quá trình bài tiết các chất thải, mầm bệnh. Các chất thải và mầm bệnh tồn tại lâu hơn ở bàng quang làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Sử dụng thuốc tránh thai cũng có khả năng dẫn đến viêm bàng quang do các tác dụng phụ của thuốc làm chậm quá trình bài tiết và làm thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục nữ.
– Vệ sinh cơ quan sinh dục kém cũng góp phần làm cho vi khuẩn sản sinh và lây lan nhanh chóng ở vùng niệu đạo, bàng quang gây viêm.
Phụ nữ từng bị viêm bàng quang có nguy cơ tái phát bệnh cao, lên đến 27% trong 6 tháng kể từ lần bị bệnh đầu tiên. Vì vậy, người có tiền sử bị viêm bàng quang cần phải chú ý phòng ngừa để tránh tình trạng tái phát bệnh.
Ở phụ nữ mang thai, có một số trường hợp thai nhi đè lên bàng quang làm hạn chế chức năng tống xuất nước tiểu của bàng quang. Từ đó, khiến bàng quang bị viêm do tồn lưu nước tiểu.
Thai phụ có khả năng bị viêm bàng quang
Sử dụng thuốc tránh thai có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như gây trở ngại việc bài tiết và làm thay đổi hệ vi khuẩn của cơ quan sinh dục. Do đó, khi dùng thuốc tránh thai, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế để giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn.
Viêm bàng quang nếu không được điều trị đúng cách hoặc để bệnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
Mẫu nước tiểu của người bệnh sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc tế bào bạch cầu.
Để có mẫu xét nghiệm chính xác, người bệnh cần lấy nước tiểu sạch và sử dụng mẫu nước tiểu giữa dòng.
Nếu người bệnh gặp triệu chứng tiểu ra máu, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu hơn về thận và bàng quang.
Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán viêm bàng quang
Ống soi được đưa qua niệu đạo, vào bên trong bàng quang nhằm quan sát, kiểm tra tình trạng bàng quang và đánh giá mức độ tổn thương. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu mô từ các tổn thương trong bàng quang để thực hiện sinh thiết.
Nếu có dấu hiệu bị viêm bàng quang, người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được bác sĩ tư vấn và lựa chọn kháng sinh phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định và tư vấn từ bác sĩ.
Phụ nữ bị viêm bàng quang không do nhiễm trùng thường được tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát và xem xét tiền sử bệnh để xác định chính xác nguyên nhân. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu sẽ đưa ra phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa thích hợp để ngăn ngừa việc tái phát bệnh.
Các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu khuyến nghị một số biện pháp để phòng ngừa hiệu quả viêm bàng quang ở nữ giới như sau:
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Số 88, Đường số 8, Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 1800 6767
info@nih.com.vn
Cập nhật lần cuối: 16:42 26/04/2025
[1] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystitis/symptoms-causes/syc-20371306
[2] https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystitis/symptoms-causes/syc-20371306
Tin tức liên quan
Thông tin bệnh nhân